Các tên phổ biến khác là tai sò, tai biển,…. Tại Việt Nam và Trung Quốc thì còn có các tên gọi khác nhau như: ốc khổng, thạch quyết minh hay cửu khổng. Tuy nhiên tên chính thức và phổ biến vẫn là bào ngư.
Là loại động vật thân bụng và có hai mảnh thân mềm, gồm có vỏ cứng bên ngoài và phần thân bên trong rộng. Vỏ ngoài của bào ngư nhám, sần sùi và có nhiều vân màu tím, xanh và nâu xen kẽ nhau, tùy vào hình dạng và màu sắc này mà tên gọi của chúng cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: bào ngư viền xanh, bào ngư viền đen,….
Chúng sống ớ khắp các vùng biển trong đại dương, tuy nhiên các vùng biển có nhiều nhất là Nam Australia, New zealand, Chile. Ngoài ra chúng còn được nuôi rất nhiều ở các vùng biển của Hàn Quốc, Trung Quốc.
Ngày này, các nhà khoa học đã nhân giống và nuôi thành công các loại bào ngư được lai tạo giữa bào ngư viền xanh và bào ngư viền đen.
Trong tự nhiên, bào ngư viền xanh có thời gian sinh trưởng và thu hoạch dài hơn so với bào ngư viền đen từ 2 năm trở lên (tùy vào quy định của Chính Phủ, kích thước động vật thủy sản). Dinh dưỡng trong bào ngư viền xanh theo đó cũng cao hơn bào ngư viền đen và các loại bào ngư lai tạo khác.
Bào ngư được mệnh danh là thần dược, “vàng đen” của biển, rất tốt cho sức khỏe so các hải sản khác. Thông thường trong 100g bào ngư chứa chất đạm 17,05g; đường(carbonhydrat) 5,89g; chất béo 0,75g; cholesterol 84,7mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng chứa 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể như isoleucin, valin, threonin,..Những đối tượng được khuyên dùng nên ăn bào ngừ là phụ nữ mãn kinh, người khả năng tập trung kém hay những người cần cải thiện đề kháng, sức khỏe. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế bệnh về tim, gan, hỗ trợ giảm cân, bồi dưỡng sắc đẹp và duy trì chức năng hệ thống miễn dịch.
Các loại bào ngư đang được bán trên thĩ trường Việt Nam chủ yếu dựa trên cách bảo quản và sơ chế, cụ thể như sau: tươi sống, cấp đông IQF (invidual quick frozeer), khô, đóng hộp.
- Bào ngư sống (LIVE): rõ ràng tươi sống vẫn là chất lượng tốt nhất, tuy nhiên bào ngư sau khi đánh bắt thì chúng dễ bị tổn thương và thời gian sống rất ngắn, do đó sản lượng hàng LIVE không nhiều.
- Bào ngư cấp đông IQF: bào ngư đánh bắt lên tàu và được tách võ, cấp đông nhanh. Thời gian cấp đông nhanh do vậy chất lượng tương đương bào ngư sống. Loại bào ngư IQF này phố biến nhất, sản lượng tiêu thụ lớn nhất.
- Bào ngư phơi/sấy khô: đây là loại bào ngư kém chất lượng nhất. Thông thường bào ngư sẽ được hấp chín, tách vỏ, sau đó đem phơi khô và bảo quản. Thời gian bảo quan lâu, phù hợp với các món hầm thuốc bắc hoặc sử dụng trong các bài thuốc đông y.
- Bào ngư đóng lon: bào ngư được tách vỏ, hấp chín trong lon ở nhiệt độ cao, từ 1500C. Sau đó được làm mát và dán nhãn, bảo quản. Cách làm này giúp bào ngư vẫn giữ hương vị tự nhiên, thời hạn bảo quản dài từ 3 đến 5 năm.
Các món ăn từ bào ngư:
Tùy vào cách thức báo quản, hàng tươi sống hay cấp đông nhanh IQF hay đóng lon mà bào ngư được chế biến thành các món ăn khác nhau, tuy nhiên chế biến theo cách nào cũng đều ngon và bổ dưỡng. Những cách chế biến cơ bản:
- Ăn sashimi: phù hợp bào ngư tươi sống, con nhỏ
- Hầm súp: phù hợp tất cả các loại bào ngư
- Xào nấm, cải xanh: bào ngư IQF tách vỏ, bào ngư lon
- Nướng: bào ngư còn vỏ, tươi sống hoặc cấp đông IQF
- Các món cháo: bào ngư đóng lon, bào ngư cấp đông IQF
- Các món khác